FLANNEL / FLANNEL VÀ FLANNEL.
Sản phẩm thời trang một thời được rất nhiều người trẻ sử dụng phổ biến tại thời trang đường phố Việt Nam. Đúng rồi đấy, đó chính là Flannel. Thực ra thì chiếc Flannel không có tội gì, tội là ở chúng ta nhận thức nó như thế nào thôi. Cái danh bị “Châm biếm” bậc nhất Việt Nam và cả thế giới (Nếu ai hay theo dõi meme Fashion nước ngoài đều thấy) cũng do con người mang vào – nhưng Flannel lại có 1 lịch sử vô cùng lâu cũng như tính đa dụng của nó. Các bạn ngày nay hay thấy flannel như thế nào, hay chỉ có 1 kiểu quấn quanh quần như 1 dạng layer á. Nồ nồ, cội nguồn flannel lại liên quan nhiều hơn với tầng lớp lao động công nhân hơn là kiểu luxury, streetwear như ngày nay.
Có thể nói Flannel là một trong những Fashion Icon items của nước Mỹ (Chẳng thế mà người Mỹ lại yêu thích sử dụng Flannel đến vậy) vì khả năng ứng dụng của nó. Từ những người buôn bán tiểu thương, đến những người công nhân, những gã du mục, những gã hipster, những cô em tóc vàng nóng bỏng – tất cả đều yêu thích flannel.
Flannel có nhiều cách gọi khác nhau. Vì xuất xứ của nó lại không phải là từ Mỹ thuần gốc – nó lại bắt nguồn từ xứ lạnh gần như quanh năm là xứ Wales – Vào thế kỉ 16, người ta tìm ra flannel là một loại vải/fabric thay thế tốt hơn cho len khi nó giữ ấm tốt hơn và bền hơn. Flannel là kết quả của quá trình từ một loại sợi được kéo dài và trau chuốt, mịn hơn từ sợi len thô bình thường, được xử lí ở cả hai mặt làm tăng các đầu sợi lên bề mặt vải tạo ra sự mềm và nặng hơn, bền hơn với các loại len thông thường. Do đó, người xứ Wales cực kì yêu thích và phổ biến rộng rãi ra cả nước và flannel trên những con thuyền giao thương đã tới Pháp với tên gọi là Flannelle, Đức là Flanell và cuối cùng là Mỹ Flannel.
Tuy nhiên – hay có một sự nhầm lẫn giữa “Flannel” và “Plaid”. Flannel là Flannel, Plaid là kẻ sọc. Chúng ta thường hay mặc định những chiếc áo shirt kẻ sọc caro là Flannel nhưng thực chất là không phải. Flannel – sẽ là cái tên đề cập tới chất liệu, từ cotton hay sợi len xử lí kia. Còn Plaid chỉ là kẻ sọc, người ta thường nhầm lẫn Flannel là Plaid hay gọi những chiếc áo kẻ sọc là Flannel do mức độ sử dụng design kẻ sọc đỏ và đen quá nhiều khiến nhiều người bị lầm.
Flannel du nhập vào đất Mỹ trong những năm thiên đường Ước mơ của bao người đang trong giai đoạn khai hoang và công nghiệp hóa (1869). Những con đường sắt được tạo ra liên tục, những hầm mỏ khai khoáng mở ra hàng loạt và người ta cần một loại chất liệu vải có thể chịu được khả năng vận động liên tục của con người. Và đó là khởi nguồn của Flannel – Flannel mà các bạn đang mặc bây giờ thời đó người ta sẽ ưu tiên cho việc làm nệm và gối, ga giường.
Cho đến đầu thế kỷ thứ 20, flannel và những bộ áo liền quần trở thành hình ảnh tiêu biểu chính cho những người lao động, giai cấp thống trị nền kinh tế Mỹ lúc đó. Nhanh chóng, flannel trở thành 1 sản phẩm yêu thích và tượng trưng cho sự bền bỉ, lao động miệt mài. Đến thời kì Đại Suy thoái (Great Depression) – Flannel lại càng trở nên được tin dùng nhiều hơn khi nó vừa rẻ, vừa bền và hợp túi tiền. Những gã công sở cũng phải bán đi những bộ vest của mình và tìm tới Flannel.
Vậy – như mình nói, tầng lớp lao động chân tay của Mỹ lúc đó chiếm đa số. Và họ toàn mặc flannel – flannel xuất hiện đầy rẫy trên các poster cổ động cũng như trên khắp đường phố nước Mỹ. Và đó là 1 lí do chính vì sao “Flannel là hình ảnh đại diện của nước Mỹ lúc đó”.
Và Flannel tiếp tục cuộc sống bình dị như những người lao động nước Mỹ cho đến khi những người con nước Mỹ cất tiếng hát về cuộc sống của họ. Đó không phải ai khác chính là thời đại của punk/rock, của những gã ngao du, của những con người xuất thân từ tầng lớp lao động. Đầu năm 1990s, nước Mỹ chào đón các huyền thoại rock bao gồm Pearl Jam và Nirvana. À, nhắc tới Nirvana chúng ta phải nói ai nhỉ? Đúng rồi, Grunge King Kurt Cobain hay một cái tên khác mà ít người biết tới đó là Layne Staley, Kane Cornell... (Mình đã có 1 bài viết riêng về Kurt nên sẽ không nhắc tới nữa).
Tượng trưng cho những con người thấp cổ bé họng, lao động và bị miệt thị - Tiếng Rock bay xa và hơi thở từ các hình tượng thế kỉ, những con người tài năng nhưng bạc mệnh đã truyền lửa và cảm hứng tới những người khác để họ bắt đầu kì yêu thích flannel. Grunge bùng lên và càn quét khắp đất Mỹ, Flannel trở thành một trong những items được yêu thích không chỉ từ những fans cuồng nộ của punk/rock mà trở thành xu hướng, xuất hiện trên các tạp chí thời trang và runway. Ngay sau đó, hippie – culture movement cũng đã coi flannel như 1 items đối trọng để mặc và thể hiện con người của mình, chống lại chiến tranh và sự phân chia giai cấp.
Flannel ngày nay đã trở nên nhẹ nhàng so với bản nguyên gốc. Dễ mặc hơn (Chứ flannel og là nặng với dày lắm nha, gần như là bằng 1 con jacket bây giờ đó) và họa tiết kẻ sọc đã trở thành 1 thứ gì đó gắn liền với flannel. Nếu các bạn yêu thích đồ secondhand – thì những chiếc flannel mà các bạn cop được từ Mỹ, Nhật hay bất cứ đâu mà ở tầm bình dân hoặc no-brand, các bạn đều nhận ra là nó rất dày và ấm (Vì sao các bạn đọc bài cũng biết).
Còn cái kiểu bó áo ở ngang lưng lại xuất thân từ dân hippie, hay dân trượt ván. Đơn giản là họ thấy nóng, họ buộc áo quanh lưng cho mát vậy thôi chứ thời đó không có layer lay ủng gì hết. Sau này nhiều người lấy cảm hứng và ra các phối đồ dựa trên cảm hứng đó. Chứ không phải là có thực sự một quy chuẩn kép là flannel phải buộc bụng đâu. Thực ra flannel có rất nhiều cách để mix and match cùng.
Mong qua bài viết này, các bạn sẽ có 1 cái nhìn mới hơn về “Chiếc áo meme tại Việt Nam” này.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
layne staley 在 XHARKIE Facebook 的最讚貼文
要發實體唱片了,對不起因為結案跟預算的關係所以遲到很久,謝謝大家的耐心等候。依序寄給預購的歌迷朋友們,然後實體上架時間會另行公布。這段期間會沒有演出,那麼大家也歡迎訂閱 XHARKIE 的 YouTube 頻道。
最近也想跟大家不時分享自己的喜歡的唱片(其實我也只有實體唱片,因為我不使用任何線上串流聽音樂,我沒有 Spotify 也沒有 Apple Music 甚麼的)隨機從CD櫃裡面找來跟大家聊聊。
Layne Staley (August 22, 1967 – April 5, 2002)跟 Kurt (February 20, 1967 – April 5, 1994)不同年同一天去火星,四月五日是在哈囉。Nothing Safe 收錄了 Alice in Chains 名盤 Dirt 跟 Jar of Flies 專輯幾首名曲之外還有現場版本跟沒發行過的歌,前兩張 CD 已經聽到壞軌,這張也差不多了。我最喜歡 Get Born Again 那個邪教合音,這張 album art 也快被我看爛,不知道為什麼我可以看一個人類的皮膜在罐子裡的圖片那麼久。那天他提及只有短暫的相處要怎麼決定喜歡或討厭這件事情,可是我們都可以因為從未謀面過的人的死亡悲痛欲絕,甚至每一年只差沒有獻上花束紀念(有時候會),還想怎樣?我們還能怎樣?
layne staley 在 Jun Kung 恭碩良 Facebook 的最讚貼文
In 2015, I released this song on my new label. I wrote this song to pay tribute to a style of music that has influenced me big time. And this particular vocal style is totally paying respect to the late great Layne Staley of Alice in Chains. May your sound you have left behind live forever.
layne staley 在 All About Layne Staley - 首頁| Facebook 的推薦與評價
Also For those of you attending the Layne Staley Tribute -… ... Tickets for 2021 Layne Staley Tribute available - click link in BIO under our website. ... <看更多>
layne staley 在 Layne Staley from Alice In Chains - Pinterest 的推薦與評價
Music. Layne Staley, lead singer of Alice In Chains performing on MTV Unplugged in 1996. ... <看更多>